Hiểu Biết Phong Trào  Về trang chính

 

 

 

* Điểm Độc đáo cuả Phong Trào

      NỀN TẢNG

        TÔN CHỈ

      MỤC ĐÍCH

   10 Đ Tâm Niệm

   Ph/Ph Giáo Dục

     LƯ TƯỞNG

* Hiểu Biết PT 2

* Phương Pháp     Hàng Đội

* Tư cách Đạo đức

 

 

ĐIỂM ĐỘC ĐÁO &Phương Pháp

Giáo Dục Của PHONG TRÀO

 

I.          nhận định

Đoàn Thể nào cũng có những khác biệt về h́nh thức, nội dung, mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức?

A.        Các Hội Đoàn Trẻ

1.         Phong Trào Hướng Đạo

2.         Phong Trào Đồng Hành

3.         Hiệp Hội thánh Mẫu

4.         Hùng Tâm Dũng Chí

B.         PT/TNTT

Phong Trào TNTT là một phong trào giáo dục:

1.         Những sinh hoạt lành mạnh tạo sự vui tươi để hoà ḿnh với mọi người, tạo sự cảm thông, dễ dàng chia sẻ với người cùng trang lứa.

2.         Phong Trào c̣n giáo dục và hướng dẫn các em trở thành những nhân sự làm việc đắc lực cho các sinh hoạt cộng đoàn.

3.         Sinh hoạt cũng là dịp để bổ túc, thực hành và trau dồi thêm khả năng tiếng việt và nhất là tránh đi được những cạm bẫy xấu xa tội lỗi đang xẩy ra ngoài xă hội hiện nay.

4.         Tạo tinh thần đồng đội qua những sinh hoạt đoàn đội, đồng thời tu luyện đạo đức tâm hồn.

5.         Song song với những buổi sinh hoạt tâm t́nh chia sẻ tự nhiên, các em c̣n có những giờ phút để sống gần gũi với Chúa Thánh Thể qua những giờ cầu nguyện, viếng Chúa, chia sẻ Lời Chúa, tham dư thánh lễ để lănh nhận nguồn ơn thiêng liêng của Thiên Chúa mà phong trào gọi là siêu nhiên.

 

II.         NHỮNG ĐIỂM ĐỘC ĐÁO PHONG TRÀO TNTT

PT/TNTT là một đoàn thể công giáo tiến hành, giáo dục tuổi trẻ, nên trọng tâm của giáo dục được kết tụ của cả siêu nhiên lẫn tự nhiên. Trong đó, các em được giáo dục toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục, để trở thành một công dân tốt ngoài xă hội theo tinh thần Kitô giáo và đào luyện các em trở thành một Kitô hữu hoàn hảo. Bởi thế, trong mọi phương pháp giáo dục đều được thấm nhuần tinh thần tôn giáo và thánh kinh hoá mọi sinh hoạt.

     A.        Thánh Kinh

1.         Thánh Kinh là chất liệu và là nền tảng cho mọi sinh hoạt và suy tư của TNTT.

2.         Tất cả mọi sinh hoạt, bài hát, những tṛ chơi, vũ điệu, băng reo? đều được thấm nhuần và được ướp bằng hương thơm của Thánh Kinh.

3.         Khơi nguồn Thánh Kinh gợi cho ta những yếu tố quan trọng bắt nguồn từ Kinh Thánh để kết hợp và thánh hoá cho mọi phương pháp hoạt động tự nhiên

    B.         Thánh Thể

1.         Khơi nguồn Thánh thể gợi cho ta yếu tố bắt nguồn từ Thánh Thể, để từ đó chúng ta sẽ tổng hợp các phương pháp siêu nhiên giúp các em sống trọn vẹn là một Thiếu Nhi Thánh Thể qua cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ.

2.         Nuôi sống và làm cho tâm hồn biến đổi để nên thánh mỗi ngày.

    C.        Mục Đích

1.         Đào luyện thanh thiếu niên trở thành những con người kiện toàn và những Kitô hữu hoàn hảo.

2.         Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thanh thiếu niên loan truyền tin mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xă hội.

     D.        Nền Tảng

1.         Lấy Thánh thể, Lời Chúa trong Thánh Kinh và giáo huấn của giáo hội (Thánh Truyền) làm nền tảng để giáo dục và hướng dẫn giới trẻ trong các hoạt động.

     E.         Lư Tưởng

1.         Nhận Chúa Giêsu Thánh Thể là trung tâm điểm, là nguồn sống thiêng liêng và là lư tưởng của đời ḿnh.

    F.         Tôn Chỉ

1.         Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ.

2.         Yêu mến và tôn kính Đức Maria Mẹ Chúa Cứu Thế.

3.         Tôn Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam

4.         Yêu mến và vâng phục vị đại diện Chúa Kitô là Đức Giáo Hoàng.

5.         Thăng tiến con người nhân bản. Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam

 

G.        10 Điều Tâm Niệm

1.         Thiếu Nhi mỗi sáng dâng ngày, điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu.

2.         Thiếu Nhi Thánh Thể nhiệm mầu, tôn sùng rước lễ nhà chầu viếng thăm.

3.         Thiếu Nhi thánh giá Chúa nằm, nh́n lên phấn khởi chuyên cần hy sinh.

4.         Thiếu Nhi nhờ mẹ đinh ninh, qlàm gương sáng xứng danh tông đồ.

5.         Thiếu Nhi mọi việc nhỏ to, tinh thần vâng phục chuyên lo đậm đà.

6.         Thiếu Nhi đằm thắm nết na, nói năng hành động nơn nà trắng trong.

7.         Thiếu Nhi bác ái một ḷng, Tim luôn quảng đại mới mong giúp người.

8.         Thiếu Nhi ngay thẳng trọn đời, nói làm đúng mực người người tin yêu.

9.         Thiếu Nhi dù khó trăm chiều, chu toàn bổn phận mọi điều chăm chuyên.

10.       Thiếu Nhi thực hiện hoa thiêng, chép ghi mỗi tối cộng biên mỗi tuần.

 

H.        Phương Pháp Giáo Dục

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể sử dụng những phương pháp thích hộp để giáo dục thanh thiếu niên về hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên.

1.         Tự nhiên: Dùng những phương pháp tự nhiên như ca vũ, sinh hoạt ngoài trời, vào sa mạc, hoạt động xă hội? mà các hoạt động này được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh.

2.         Siêu nhiên: Đặt căn bản cho đời sống tinh thần bằng cách Sống Ngày Thánh Thể qua việc dâng ngày, cầu nguyện, rước lễ, thực hiện bó hoa thiêng liêng, tĩnh huấn, chia sẻ Lời Chúa?

 

I.          Nhân Sự

1.         Cha tuyên úy

2.         Thầy và sơ trợ úy

3.         Trợ tá

4.         Bào trợ

5.         Phụ huynh

6.         Huynh Trưởng

J.          Lợi Ích

1.         Cá nhân

2.         Xă hội

3.         Giáo hội

 

III.       Phương pháp giáo Dục Của Phong Trào

A.        Áp Dụng Phương Pháp

1.         Phương pháp là con đường dẫn đến mục tiêu. Muốn đạt được mục đích th́ phải áp dụng phương pháp.

2.         Phương pháp cần phải đa dạng, linh động và phong phú. Trong khi giáo dục Đoàn Sinh, Trưởng cũng cần phải biết áp dụng phương pháp cho thích hợp.

B.         Những Phương Pháp Giáo dục Của Phong Trào

1.         Mục đích của Phong Trào gồm 2 phương diện: Giáo dục tự nhiên và giáo dục siêu nhiên. Do đó, các phương pháp của Phong Trào cũng được chia làm 2 loại:

a)         Phương pháp tự nhiên

b)         Phương pháp siêu nhiên

2.         Các phương pháp của Phong Trào được khơi nguồn từ Thánh Thể và Thánh Kinh.

 

IV.       PHƯƠNG PHÁP SIÊU NHIÊN

-           Các phương pháp siêu nhiên được xây dựng trên hai nền tảng chính: Thánh Thể & Thánh Kinh.

-           Phương Pháp Khơi Nguồn Từ Thánh Thể gồm có:

A.        Phương Pháp Sống Ngày Thánh Thể

1.         Đây là phương pháp thực hành quan trọng được chú tâm ngay từ những bước đầu trong lịch sử Phong Trào.

2.         Phương pháp sống một ngày hoàn hảo của người Kitô hữu, sống kết hợp với chúa Giêsu Thánh Thể trong mọi tư tưởng, lời nói, việc làm.

3.         Phương pháp sống một ngày, trong đó Chúa Giêsu Thánh Thể là mặt trời, là trung tâm điểm của ngày sống. Tựa như mặt trời ló dạng, ngày sống Thánh Thể được bắt đầu bằng việc dâng ngày. Như khi mặt trời giữa trưa, cao điểm của ngày sống Thánh Thể là việc tham dự thánh lễ và rước lễ. Các giờ khắc trong ngày được đánh dấu bằng những giờ cầu nguyện, viếng Chúa, hy sinh và làm tông đồ. Khi chiều tà, mặt trời lặn xuống, ngày sống Thánh Thể kết thúc bằng việc tổng kết bó hoa thiêng và dâng đêm. Bó Hoa thiêng c̣n được coi là một phương pháp thăng tiến ḷng đạo đức, một phương tiện nên thánh của người Thiếu Nhi Thánh Thể.

B.         Phương Pháp Giờ Thánh Thể

1.         Khoảng thời gian đến gần Chúa, tâm sự với Chúa.

2.         Giờ thánh Thể có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả những lúc đêm khuya. "Các con không thức được với Thầy một giờ sao."

3.         Giờ thánh Thể có thể dài hay ngắn, đông hay ít người, h́nh thức tuỳ tiện thay đổi. Chủ đích là kết hợp với Chúa; như vậy, việc làm v́ Chúa sẽ không làm ta chán nản.

4.         Hai yếu tố quan trọng của giờ Thánh Thể là:

a)         Đến gần chúa (trong nhà tạm)

b)         Tâm sự với chúa (lớn tiếng nếu cần)

-           Thánh Kinh và Thánh Truyền (Giáo Huấn của Giáo Hội) luôn đi chung và có giá trị ngang nhau.

-           Phương Pháp Khơi Nguồn Từ Thánh Kinh gồm có:

C.        Phương Pháp Lănh nhận lời Chúa

1.         Kiện toàn nội tâm, trau dồi nhân cách, làm hoàn hảo hơn đời sống Kitô hữu.

2.         Một phương pháp để đào sâu tác động tâm hồn, gồm những việc chính:

a)         Đọc một đoạn Lời Chúa.

b)         Thinh lặng và suy niệm

c)         Phát biểu ư tưởng làm tác động tâm hồn và liên quan đến cuộc sống.

d)         Lời nguyện.

3.         Điều kiện để thực hiện phương pháp này cần có một số ít người và có chút kiến thức về Thánh Kinh.

D.        Phương Pháp Khung cảnh Thánh Kinh

1.         Dùng khung cảnh trong Thánh Kinh để tạo một khung cảnh sống và một mẫu người lư tưởng cho các Đoàn Viên cảm nghiệm và noi theo. Chúa Giêsu chính là con người lịch sử, là gương mẫu cho các ngành:

a)         Ngành Ấu: Chúa Giêsu thời bé thơ.

b)         Ngành Thiếu: Chúa Giêsu trong cuộc sống ẩn dật.

c)         Ngành Nghĩa: Chúa Giêsu thời rao giảng Tin Mừng.

E.         Phương Pháp Bầu khí Thánh Kinh

1.         Phương pháp này dựa trên định luật tâm lư: Tạo môi trường toàn yếu tố Thánh Kinh (bài hát, vũ, tṛ chơi, băng reo, ư lực, tên đội?) trong các sinh hoạt cũng như Sa Mạc để Đoàn Viên thấm nhuần Kinh Thánh và sống theo Tin Mừng.

 

V.        PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN

Dùng phương pháp tự nhiên (ca hát, múa vũ, chuyên môn, tṛ chơi?) với khung cảnh thánh kinh để huấn luyện theo từng lứa tuổi. Ngành Aáu: ngoan với cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu. Ngành Thiếu: hy sinh với cuộc sống ẩn dật của Chúa Giêsu. Ngành Nghĩa: chinh phục với đời sống công khai của Chúa Giêsu.

A.        Phương Pháp Hàng Đội

1.         Như Mai Sen phân công cho các thủ lănh, như Chúa Giêsu chọn các môn đệ và sai họ đi rao giảng, phương pháp hàng đội là phương pháp phân công và trao trách nhiệm. (Nội Quy số 14)

2.         Phương pháp lấy đội làm căn bản để sinh hoạt và học tập, rèn luyện khả năng và tính khí con người.

B.         Phương Pháp Tiệm Tiến

1.         Phương pháp Thiên Chúa dùng để giáo dục và hướng dẫn con người tuỳ tŕnh độ hiểu biết của họ và mạc khải dần dần với ba giai đoạn rơ rệt:

a)         Giai đoạn chất phát: Chúa để sống theo luật tự nhiên.

b)         Giai đoạn hiểu biết: chúa ban luật được ghi chép.

c)         Giai đoạn trưởng thành: Chúa sai chính Con Một Người là t́nh yêu nhập thể để mạc khải rơ ràng.

2.         Phương pháp Phong Trào dùng để chia ngành, chia cấp và giáo dục Đoàn viên qua từng giai tuỳ  theo sự hiểu biết, tâm lư của từng lứa tuổi:

a)         Ngành Ấu: Cấp I, II, III

b)         Ngành Thiếu: Cấp I, II, III

c)         Ngành Nghĩa: Cấp I, II, III

3.         Phương pháp áp dụng nguyên tắc từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp.

4.         Phương pháp này được áp dụng triệt để trong Chương Tŕnh Thăng Tiến để đánh dấu những chặng đường học hỏi và huấn luyện.

C.        Phương Pháp Vào Sa Mạc

1.         Phương pháp mà Thiên Chúa Giavê dùng để thanh luyện dân Do thái khi người dẫn đưa họ vào Sa Mạc trong 40 năm trường.

2.         Phương pháp được dùng để huấn luyện, đặc biệt là cấp Huynh Trưởng.

3.         Hai điều cốt yếu của phương pháp này là:

a)         <D>Không bám víu vào tiện nghi quen thuộc

b)         Đặt tín nhiệm vào người huấn luyện.

D.        Phương Pháp Sinh Hoạt Trẻ

1.         Như Thánh Phaolô nhắc nhở: �Anh em hăy vui luôn�, phương pháp sinh họat trẻ v<D>ui và tươi mới, áp dụng kỹ thuật ca vũ, băng reo, tṛ chơi, diễn kịch, hoạt cảnh để tạo một khung cảnh huấn luyện và giáo dục vui, tươi và trẻ.

2.         Phương pháp chơi mà học, vui mà có tính cách giáo dục, thăng tiến học hỏi.

E.         Phương Pháp Hội Họp

1.         Các tín hữu thời sơ khai dùng các buổi họp để chuyên cần lắng nghe giáo huấn của các tông đồ, trung tín với sự hiệp nhất, với việc bẻ bánh và cầu nguyện. Chính trong h́nh thức hội họp cộng đồng đó mà họ được dạy dỗ về đường lối của Thiên Chúa.

2.         Phong Trào áp dụng các buổi họp <D>để hoạch định, tường tŕnh sinh hoạt và huấn luyện đoàn viên.

 

VI.      Tổng kết

1.         Chúa Giêsu Thánh Thể là sức sống kết hợp các phương pháp siêu nhiên.

2.         Lời Chúa trong Thánh Kinh là nền tảng và chất liệu kết hợp các phương pháp tự nhiên

3.         Phương pháp đă sẵn sàng, người Huynh Trưởng cần phải sáng suốt để t́m ra cái cốt yếu và áp dụng phương pháp sao cho phù hợp với những điều kiện tâm lư, thể lư và môi trường chung trong sinh hoạt của Đoàn.

 

  Hiểu Biết Phong Trào 2:

 

Bốn Khẩu Hiệu / 10 Điều Tâm Niệm

 

I. Bốn Khẩu Hiệu

·           Khẩu Hiệu (Motto): tiếng hô cô đọng, nói lên tinh thần, mục đích của một đoàn thể hay một nhóm. Khẩu hiệu thường mang ư nghĩa sâu xa, hướng dẫn cuộc sống. Td.: Hướng Đạo Sinh - Sắp Sẵn!

·      Phong Trào TNTT có 4 khẩu hiệu:

1.   Cầu Nguyện: Tin tưởng vào Chúa, nguồn sức mạnh của chúng ta, đó là người biết cầu nguyện.  Khi tin vào Chúa chắc chắn sẽ được sự giúp đỡ của Chúa.

2.    Rước Lễ: Phép Thánh Thể là nguồn mạch ân sủng dồi dào mà Thiên Chúa đă ban cho con người.  Người Thiếu Nhi năng tới lănh nhận là tới chính nguồn để múc lấy ơn Thánh. Ngoài ra phải nhận rằng làm Thiếu Nhi ít là em phải tới rước lễ và tôn sùng phép Thánh Thể.

3.   Hy Sinh: Người Thiếu Nhi phải tự làm gương để các Thiếu Nhi ngoài đoàn noi theo.  Do đó em là người trong đoàn, em phải có đức tính biết hy sinh như viên đá dễ vỡ và va chạm nhau nên những viên đá tṛn dẹp.  Em cần phải:

-  Hy sinh trong mọi lúc

-  Hy sinh không thoái lui khi gặp khó khăn, vất vả, cực nhọc.

-  Hy sinh trong vui tươi.

4.  LàmTông Đồ: Khi tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội, người Thiếu Nhi cũng phải làm việc Tông Đồ trong lănh vực ḿnh.  Làm những việc đó người Thiếu Nhi chỉ cần dâng nhiều hy sinh hăm ḿnh, cầu nguyện cho việc loan tin, truyền giáo, cho nhiều người quay về cùng Chúa, nhiều người trở lại...

II. Mười Điều Tâm Niệm

·           Luâät là các điều khoản đă được soạn ra cách kỹ lưỡng để mọi người noi theo và tuân giữ.  Luật là nguyên tắc để hành động.  Dân Do Thái rất coi trọng luật.  Luật là yếu tố đoàn kết, tồn vong của dân tộc.  Các luật sĩ đă gọi luật là dầu, sữa, mật, và là sức mạnh...

·           Nhưng lề luật làm ra cho con người, để phục vụ con người. Nên đừng quá cứng ngắc, máy móc, v́ ngay cả khi chế tạo robot, người ta cũng muốn đặt vào đó sự linh động, ḷng yêu mến...

·           Cũng v́ thế thay v́ gọi là 10 Điều Luật, chúng ta gọi là Mười Điều Tâm Niệm, nói lên sự tự giác, tự nguyện tuân giữ từ đáy ḷng:

 

            1.  Thiếu Nhi mỗi sáng Dâng Ngày,

                Điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu.

            2.  Thiếu Nhi Thánh Thể nhiệm mầu,

                Tôn sùng rước lễ nhà chầu viếng thăm.

            3.  Thiếu Nhi Thánh Giá Chúa nằm,

                Nh́n lên phấn khởi chuyên cần Hy Sinh.

            4.  Thiếu Nhi nhờ mẹ đinh ninh,

                Quyết làm gương sáng xứng danh Tông Đồ.

            5.  Thiếu Nhi mọi việc nhỏ to,

                Tinh thần Vâng Phục chuyên lo đậm đà.

            6.  Thiếu Nhi đầm thắm nết na,

                Nói năng hành động nơn nà trắng trong.

            7.  Thiếu Nhi  Bác Ái một ḷng,

                Tim luôn quảng đại mới mong giúp người.

            8.  Thiếu Nhi ngay thẳng trọn đời,

                Nói làm đúng mực người người tin yêu.

            9.  Thiếu Nhi dù khó trăm chiều,

                Chu toàn bổn phận mọi điều chăm chuyên.

         10.  Thiếu Nhi thực hiện hoa thiêng,

                Chép ghi mỗi tối, cộng biên mỗi tuần.

 

           

·           Mười Điều Tâm Niệm này là những nguyên tắc căn bản và đơn sơ nhất mà một em Thiếu Nhi Thánh Thể phải giữ khi muốn trở nên con người xứng đáng, một công dân của Quốc Gia hay nước Chúa, tốt lành và đàng hoàng.

·           Để tỏ tinh thần trung thành và bền đỗ trong đoàn, người Thiếu Nhi luôn thi hành tất cả những điều luậr của Phong Trào đề ra.  Bởi đó em sẽ tuyên hứa long trọng trong ngày tuyên hứa đoàn viên của em.

III. Kết Luận

·           Bốn Khẩu Hiệu: áp dụng để Sống Ngày Thánh Thể (Bó Hoa Thiêng), làm các ư lực huấn luyện trong Sa Mạc. Thủ hiệu chào của TNTT luôn nhắc nhở 4 khẩu hiệu này.

·           Mười Điều Tâm Niệm: (1) Cầu Nguyện, (2) Rước Lễ, (3) Hy Sinh, (4) Làm Tông Đồ, (5) Vâng Lời, (6) Nết Na, (7) Bác Aùi, (8) Ngay Thẳng, (9) Trách Nhiệm, (10) Bó Hoa Thiêng. So sánh với 10 Điều Răn: Đối Thần và Đối Nhân.

 

  PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

& Huấn luyện tông đồ Đội trưởng Đội phó

 

I.          Phương Pháp Hàng Đội

A.        Định Nghĩa<D>

1.         Phương Pháp Hàng Đội là phương pháp lấy đội làm căn bản, coi đội là một cơ cấu nồng cốt của đoàn, mọi hoạt động đều lấy đội làm tiêu chuẩn, làm phương thế thực hành.

2.         Phương Pháp Hàng Đội là Phương Pháp Hàng Đội Tự Trị, Đội tự sinh hoạt, học tập và điều hành dưới sự hướng dẫn của Đội Trưởng.

3.         Phương Pháp Hàng Đội đặt ra không phải để bớt công việc cho người Trưởng, nhưng cốt nhất là để giao cho trẻ biết gánh vác trách nhiệm, v́ đây là phương pháp rất hay để rèn tính khí con người.

4.         Phương Pháp Hàng Đội giúp cho đội tiến v́ có sự hợp tác giữa đội viên

5.         Đối với Ngành Thiếu và Ngành Nghĩa, việc sinh hoạt đội rất quan trọng.

B.         Mục Đích<D>

Huynh Trưởng không thể nào điều khiển nổi cả Đoàn nên cần phải phân chia Đoàn thành nhiều nhóm nhỏ gọi là Đội. Huynh Tưởng không trực tiếp coi đội mà chỉ là hậu thuẫn. Khi áp dụng Phương Pháp Hàng Đội, nên nhằm những mục đích sau đây:

1.         Để các em tự giáo dục lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau

2.         Giúp các em hiểu biết trách nhiệm của ḿnh

3.         Tập cho các em tinh thần tôn trọng kỷ luật, không bị g̣ ép, nô lệ.

4.         Gây cho các em tinh thần đoàn kết, xây dựng, làm việc tự nguyện.

5.         Giúp các em có cơ hội phát huy khả năng, đức tính.

C.        Thực Hành<D>

Để đạt được mục đích trên, Huynh Trưởng nên dựa theo những tiêu chuẩn sau đây:

1.         Phân phối Đoàn Sinh nam nữ riêng biệt theo từng đội từ 7 - 10 em, dưới sự điều khiển của một em trong đội là Đội Trưởng. Sự phân phối nên theo tiêu chuẩn khu vực, lứa tuổi, tŕnh độ học vấn?

2.         Giao phó hoàn toàn trách nhiệm cho Đội Trưởng. Đội trưởng có toàn quyền. Đội viên nên tuân phục.

3.         Giao trách nhiệm nhưng không v́ thế mà Huynh Trưởng để mặc cho Đội Trưởng một ḿnh gánh vác. Huynh Trưởng phải theo dơi và giúp đỡ cho các Đội Trưởng qua những h́nh thức cá nhân và những buổi họp.

4.         Phải năng gặp các Đội Trưởng để t́m hiểu, bổ khuyết và huấn luyện thêm cho họ. Huynh Trưởng thỉnh thoảng ngồi lại với các em và ôn tập.

5.         Phải biết dùng tài và khả năng của Đội trưởng vào đúng chỗ để mang lại kết quả. Khích lệ Đội Trưởng tham gia để tránh thái độ bất hợp tác và những hậu quả xẩy ra không ngờ.

6.         Huynh Trưởng đưa đường hướng và mục đích (Có khuyến khích và khen thưởng)

7.         Huynh Trưởng truyền lệnh... với kết quả. (Huynh Trưởng hậu thuẫn và quan sát)

 

II.         Huấn Luyện Tông Đồ Đội Trưởng

A.        Nhận Định

1.         Đội Trưởng trong PT/TNTT là những cán bộ cộng tác với Huynh Trưởng để phục vụ Phong Trào. V́ c̣n trẻ nên các em chưa có đầy đủ tư cách, óc thủ lĩnh, tinh thần trách nhiệm. V́ thế, muốn cho đoàn tiến mạnh, chúng ta phải lưu tâm đến vấn đề huấn luyện Đội Trưởng.

2.         Lấy nguyên tắc Hàng Đội Tự Trị làm căn bản, việc huấn luyện Tông đồ Đội Trưởng rất quan trọng trong việc giáo dục cá nhân bằng tinh thần đồng đội tương thân.

3.         Việc huấn luyện càng chu đáo, đầy đủ bao nhiêu th́ nhờ đó, các Đoàn Sinh sẽ được hấp thụ và đoàn mới được thăng tiến bấy nhiêu.

B.         Mục Tiêu

1.         Việc huấn luyện giúp các em Đội Trưởng và Đội Phó hiểu biết và sống theo tinh thần tôn chỉ, mục đích và đường lối của Phong Trào vạch ra và hấp  những khả năng chuyên môn cần thiết để điều hành đội.

2.         Việc huấn luyện đồng thời giúp các em học hỏi và trau dồi những kiến thức cần thiết giúp ích cho chính ḿnh và các em trong đội.

C.        Chuẩn Bị

Phải có một buổi họp để chuẩn bị, soạn thảo kế hoạch, lập chương tŕnh, phân chia công tác, thành lập ban tổ chức và huấn luyện.

 

III.       phương pháp huấn luyện

Chúng ta nên theo 3 nguyên tắc căn bản sau đây

A.        Lựa Chọn Đội Trưởng

1.         Đội Trưởng là những người giúp việc rất là đắc lực trong việc điều hành Đoàn. Đội Trưởng phải là những em có thể chất, tinh thần và được huấn luyện lâu dài.

2.         Huynh Trưởng chọn lựa các em có khả năng, có một chút khôn khéo và có thiện chí để có thể dẫn dắt kẻ khác.

3.         Huynh Trưởng cũng nên lựa chọn các em có vẻ Đội Trưởng: Lớn tuổi, cao lớn, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, hăng hái và có một tấm ḷng đạo đức.

B.         Huấn Luyện

1.         Nên huấn luyện thường xuyên mỗi tuần và tổ chức một Sa MaÏc Tông Đồ Đội Trưởng.

2.         Phải lưu ư tới việc huấn luyện cho các em có một đời sống đạo đức trưởng thành và là một người có tư cách. Muốn được như thế, chúng ta phải bắt các em thi hành những điều đă học.

3.         Phải theo dơi luôn luôn, cách riêng đời sống và những hoạt động của các em để chỉ bảo và khuyến khích.

4.         Cũng cần huấn luyện cho các em về chuyên môn.

C.        Gây Uy Tín

1.         Huấn luyện một Đội Trưởng có khả năng cũng chưa đủ, điều kiện thiết yếu để Phương Pháp Hàng Đội  được thành công là phải gây uy tín Đội Trưởng.

2.         Muốn tạo tin tưởng và gây uy tín cho Đội Trưởng, Huynh Trưởng phải trao trách nhiệm thực thụ cho Đội Trưởng.

3.         Huynh Trưởng chỉ nên theo dơi, khuyến khích và kiểm điểm qua công việc của họ, nhất là việc tổ chức trong đội th́ tuyệt đối dành cho đội Trưởng. Huynh Trưởng chỉ giúp ư kiến trong giờ họp các Đội Trưởng mà thôi.

 

IV.       tinh thần đội

A.        Nêu Cao Uy Tín Đội

Mọi việc ta làm, mọi lời ta nói đều ảnh hưởng đến người khác. Trong đội, ta phải thận trọng lời nói, cử chỉ vàphải ư thức mọi việc để loại trừ những ǵ có thể tổn thương uy tín đội và tư cách của ḿnh, đồng thời đề cao những ǵ làm nảy sinh và củng cố tinh thần đội.

B.         Gây Thân Mật Giữa đội Sinh

Đội phải là một gia đ́nh trong đó mọi người phải yêu thương, giúp đỡ và tŕu mến nhau.

C.        Mọi Việc đều Có Tổ Chức

Tổ chức là yếu tố căn bản để thành công.

D.        Gây Bầu Khí Vui Vẻ Và Hấp Dẫn

Thiếu vui vẻ, đội sẽ kém, xuống dốc.

E.         Công Bằng Và Thực Tâm

Có công bằng và thực tâm, t́nh thương sẽ chế ngự và lúc đó mọi người sẽ sống vui vẻ, thái hoà.

 

Tóm lại, tinh thần đội là một thứ dễ cảm thấy mà khó diễn tả, h́nh dung.

1.         Khi gặp nó là người ta thấy liền, mà chỗ nào thiếu nó là mọi người thấy ngay.

2.         Có tinh thần mới có đoàn kết, t́nh bạn mới nẩy nở, công việc mới chạy và đội mới tiến.

3.         Tinh thần này do nơi đội trưởng và Huynh Trưởng liên hệ, v́ thế không được sao lăng.

 

 TƯ CÁCH & ĐẠO ĐỨC HUYNH TRƯỞNG

 

I. NHẬN ĐỊNH

1. Tư Cách & Tác Phong

Tư cách: Nét riêng biệt của một người khiến người khác cảm phục, yêu mến, ái mộ.

Tác phong: Sự biểu lộ trạng thái của con người ra bên ngoài qua cách ăn ở, sự cư xử và các sinh hoạt khác như vệ sinh cá nhân, cách ăn mặc, lối đi đứng, lời ăn tiếng nói.

Nói tóm lại, tư cách là phẩm chất đạo đức ch́m ẩn ở trong được biểu lộ ra ngoài qua tác phong của một người.

2. Mục đích của phong trào

Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể dùng các phương pháp tự nhiên và siêu nhiên để huấn luyện đoàn viên qua 2 mục đích như sau:

Đào tạo thanh thiếu niên trở thành những con người kiện toàn và những Kitô hữu hoàn hảo.

Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thanh thiếu niên loan truyền Tin Mừng và góp phần xây dựng xă hội.

Người Huynh Trưởng là tấm gương để các em thiếu nhi noi theo. Do đó, Huynh trưởng cần phải xây dựng chính ḿnh

 

II. TƯ CÁCH NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG

Huynh Trưởng Là Ai?

Huynh trưởng là người tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu ở trần gian để trông coi, hướng dẫn và giáo dục các em.

Huynh trưởng c̣n là người đứng đầu đơn vị, có trách nhiệm trực tiếp trên đoàn sinh.

Sứ Mạng: Huynh trưởng không phải là một nghề v́ có thể bỏ. Trái lại, Huynh Trưởng là một sứ mạng. Sứ mạng của người Huynh Trưởng là làm cho đức tin của các em thiếu nhi nẩy nở.

(Câu chuyện năm 1988 của hai hướng đạo sinh không tin Thiên Chúa)

Hướng dẫn: Đối với Đoàn sinh, người huynh trưởng là thầy, là anh chị, là bạn, là thần tượng. Để thành công trong việc hướng dẫn, người huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh thể phải biết lắng nghe các em.

(Câu chuyện Đức Giáo Hoàng bốc kẹo)

Giáo Dục: Dạy điều ḿnh sống và sống điều ḿnh dạy. Phương pháp tốt nhất  để giáo dục là sống như một chứng nhân.

(Câu chuyện nói dối trên điện thoại)

Trách Nhiệm: Lập đoàn th́ dễ, duy tŕ đoàn mới là chuyện khó. Ngoài công lao khai sáng đoàn, Huynh Trưởng c̣n có tránh nhiệm nuôi dưỡng và hướng dẫn đoàn, làm cho đoàn phát triển và đạt được mục đích cách tốt đẹp.

(Câu chuyện bà vợ của Albert Camus)

Đường dẫn tới hư vong là đường thênh thang, đường về chân lư là đường hẹp. Làm Huynh Trưởng là bước vào con đường hẹp.

Để hoàn thành sứ mạng một cách dễ dàng, Huynh Trưởng phải có 3 phần hơn.

Có tuổi, có kinh nghiệm, có trách nhiệm.

Có kiến thức. Không phải là có bằng cấp v́ đó chỉ là tri thức mà là biết xử dụng kiến thức của ḿnh. Người Huynh Trưởng phải biết tự học.

Có trái tim. Huynh trưởng phải có t́nh yêu và t́nh cảm cao thượng. Nước mắt chảy xuôi chứ không chảy ngược. Người Huynh Trưởng phải biết nh́n xuống đoàn sinh để thương yêu và tha thứ chứ không thù hằn.

Các Đức Tính của Người Huynh Trưởng

Người Huynh Trưởng là một người lănh đạo nên phải có những đức tính của một nhà lănh đạo.

Vui vẻ: để hấp dẫn kẻ khác.

Lịch sự: trong giao tiếp để người khác mến mộ.

Điềm tĩnh: điềm đạm, tỉnh trí để giải quyết công việc.

Tế nhị: nhất là trong vấn đề thưởng phạt.

Kiên nhẫn: không lùi bước trước khó khăn và hoàn tất công việc.

Bao dung: để tha thứ.

Trách nhiệm: chu toàn bổn phận

Cầu tiến: học hỏi, canh tân

Phục thiện: biết lỗi và sửa sai.

Chân thật: không dối trá

Kỹ lưỡng: kiểm điểm công việc.

 

III. ĐẠO ĐỨC NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG

Cầu Nguyện

Cầu nguyện là tôn thờ Chúa, cảm tạ Người v́ mọi ơn lành Người ban, cầu khẩn Người ban cho việc ta cần và xin tha thứ cũng như đền tội của ta.

Cầu nguyện là hơi thở của người Kitô hữu. Cầu nguyện là tâm sự với Chúa, là nâng tâm hồn lên cùng Chúa với một cái nh́n yêu thương, là nói chuyện với Chúa và lắng nghe Chúa nói với ḿnh.

�Khi các con cầu nguyện, đừng lo phải nói ǵ?�

Với sứ mệnh hướng dẫn các em thiếu nhi, người Huynh Trưởng phải biết lắng nghe đoàn sinh. Cũng như khi ta nói chuyện với Chúa, nên để Chúa nói với chúng ta.

(Câu chuyện em yêu anh, em yêu anh, em yêu anh?)

Rước Lễ

Là kết hợp với Chúa để trở nên giống Chúa hơn. Người Huynh Trưởng mà không coi thánh lễ và thánh thể là trung tâm của đời sống, chưa tham dự thánh lễ và rước Chúa mỗi ngày th́ quả là một điều đáng buồn. Ước ǵ mỗi Huynh Trưởng hiểu rơ ư nghĩa và tầm cao trọng của thánh lễ và thánh thể.

(Thánh Phaolô nói: �Tôi sống không phải là tôi sống, chính Chúa sống trong tôi.�)

(Kinh Huynh Trưởng: ? khi nào con hoàn toàn thuộc về Chúa, để Chúa làm mọi sự trong con.)

(Câu chuyện con búp bê bằng muối)

Hy Sinh

Nh́n thấy Chúa Kitô nơi người khác. Nếu người Huynh Trưởng biết mở con mắt linh hồn để thấy Chúa nơi người khác, nơi các em đoàn sinh, chắc chắn sự đối xử của Huynh Trưởng sẽ biến đổi và sự hy sinh theo như 14 mối thương người sẽ có ư nghĩahơn đối với người Huynh Trưởng.

(T́nh yêu là một đóa hoa, sắc là dâng hiến hương là hy sinh.)

Làm Tông Đồ

Làm người khác nhận ra Chúa Kitô hiện diện nơi ḿnh. Người Huynh Trưởng đeo chiếc khăn chính là đang làm tông đồ.

(Chuyện thánh Đa Minh Saviô, môn đệ thánh Phanxicô đi giảng đạo với thầy ḿnh)

Người Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể cũng cần phải tập các nhân đức mà người ta thường gọi là 12 nhân đức của Đức Mẹ.

3 nhân đức đối thần: Tin - Cậy - Mến

4 nhân đức luân lư: Khôn ngoan - Công bằng - Can đảm - Tiết độ

3 nhân đức tu tŕ: Vâng lời - Trong sạch - Khó nghèo

2 nhân đức Chúa Giêsu: Khiêm nhường - Hiền lành

 

IV. ÁP DỤNG

Cầu Nguyện: Đọc kinh thánh, chia sẻ lời Chúa, viếng thánh thể, viết nhật kư?

Cởi Mở: Đến với người khác, kết bạn.

Tôn Trọng Nhau: Đúng giờ, cộäng tác?

Học Hỏi: Ghi chép, thảo luận?

 

V. KẾT LUẬN

Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể phải ư thức ḿnh mang một sứ mệnh hướng dẫn và giáo dục đoàn sinh. Do đó, Huynh Trưởng phải luôn luôn tu luyện để có một tư cách và tác phong đứng đắn, một đời sống đạo đức, một tầm hiểu biết sâu rộng và các đức tính tốt.

Là người có sứ mạng đem các đoàn sinh đến với Chúa, người Huynh Trưởng phải là một tấm gương sáng và dám nói như thánh Phaolô đă nói: �Hăy bắt chước tôi như tôi bắt chước Chúa Kitô.�

 

trở về HTTNTT